Những cánh rừng cọ vươn cao, xanh ngút tầm mắt đã trở thành một nét cảnh quan đặc trưng của vùng đất trung du. Cây cọ và cả món ăn từ cọ đã gắn liền với người dân mảnh đất này, trở thành một biểu tượng bền chặt, thiêng liêng.

quả cọ
quả cọ

Đặc sản miền Đất Tổ: Quả cọ

Đối với nhiều người dân, sinh sống và làm việc ở thành thị đã lâu nhưng vẫn không thể quên được hương vị và hình ảnh của quả cọ. Cuối năm là mùa của cọ, những người con xa quê không quên về quê, mua cọ hay nhờ người thân mua giúp để tìm lại mùi hương và bản sắc quê hương, chế biến những món ăn dân dã cho cả gia đình. Nó như một món quà dân dã, gần gũi, thay đổi khẩu vị và gắn kết các thành viên trong gia đình.

Cọ ỏm – món ngon từ miền trung du 

Cọ có mùi vị khá giống với quả trám đen, khi ăn có vị ngậy, dẻo, thơm, béo như trám đen. Tuy nhiên, khi mua cọ, bạn nên chọn cọ nếp bởi cọ nếp rất dẻo và ngậy. Nếu không cọ sẽ có vị hơi ngăm ngăm chát.

Đối với những người dân miền trung du, hẳn tuổi thơ của ai cũng biết tới món ăn này. Nhưng nhiều năm gần đây, khi đô thị dần dần phát triển, quả cọ dường như cũng dần biến mất.

Ở nước ta, cọ chỉ có ở vùng trung du, miền núi. Vào quãng giữa tháng 7 âm lịch hàng năm, là những cây cọ trong rừng bắt đầu ra hoa kết trái. Đến giữa tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch là những trái cọ bắt đầu chín, màu vỏ xanh đậm rồi ngả sáng ra như màu xanh da trời.

Cọ ra hoa kết trái vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, cọ được bán rất nhiều tại các tỉnh trung du

Quả cọ có hình dáng gần giống quả trám đen, quả cọ có vị bùi, ngậy, là món ăn hấp dẫn với nhiều người. Mùi vị của quả cọ đã tạo ra món quà rất riêng, mang đậm hồn quê hương dành cho du khách mỗi khi dừng chân tại mảnh đất trung du.

Quả cọ được hái về rửa sạch bụi đất, ăn sống, có vị chát chát. Muốn làm cho nó mềm và bớt chát, lại có vị bùi, ngọt, béo ngậy và thơm đặm. Cọ có thể chế biến được nhiều món ăn nhưng khâu đầu tiên rất quan trọng đó là ỏm cọ. Ỏm cọ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng và cầu kỳ, đòi hỏi người làm phải kỳ công, phải nắm được đặc tính mới ỏm được cọ.

Quả cọ sau khi rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ xanh, cho vào nồi lưng lưng nước, đặt lên bếp, đun lửa nhỏ. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian phù hợp với độ sôi của nước. Cọ chỉ được ỏm trong 10 phút với nhiệt độ khoảng 70 độ. Nếu nước nóng hơn, lập tức cọ bị cứng lại và không ăn được.

Cọ mới ỏm xong vô cùng thích mắt, ăn vào thì béo ngậy, thơm lừng

Quả cọ trong khi ỏm có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong có rất nhiều váng mỡ bám quanh nồi. Bóp vào má quả thấy mềm, cho màu vàng ươm. Người ăn cọ sành là người biết chọn những quả cọ tròn, cùi dày, có màu vàng như mật ong. Khi nhấm nháp còn dính ở răng, thì đó chính là loại cọ nếp quý.

Hiện nay, cọ được nhiều người ưa thích chính là cọ nếp. Cọ nếp sau khi được ỏm, bửa đôi bạn sẽ thấy một màu vàng ruộm, dầu cọ từ bên trong vô cùng thơm. Cọ béo ngậy, dẻo, thơm, vô cùng kích thích vị giác con người.

Sau khi ỏm, cọ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như cọ nhồi thịt rồi hấp, hay cọ nhồi thịt rồi kho tàu thành món cọ kho, hay chế biến thành xôi cọ. Ngoài ra còn rất nhiều món dân gian như cọ nướng,… Tuy nhiên, những món cọ truyền thống vẫn luôn được mọi người ưa thích nhất.

Đức Chém

View all posts

Add comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.